Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp. Ở nước ta, theo thống kê của Bệnh viện Da liễu T.Ư, có đến 2,2% người bệnh bị vảy nến trên tổng số người đến khám. Để tìm hiểu thêm về bệnh lý vảy nến này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Vảy nến là gì?
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, điển hình bởi các mảng sẩn đỏ, bao phủ bởi lớp vảy da trắng bạc. Hình thái của vảy nến khá đa dạng và xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Đến hiện tại, căn nguyên gây ra vảy nến chưa được xác định rõ nhưng nhiều bằng chứng cho rằng có liên quan đến các yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Khi gặp các yếu tố nguy cơ như bị chấn thương, nhiễm khuẩn… sẽ tạo điều kiện thuận lợi bùng phát bệnh.
>> Xem thêm: 3 nguyên nhân khiến vẩy nến “ghé thăm” bạn TẠI ĐÂY>
>Phương pháp điều trị vảy nến>
>>Quá trình điều trị vảy nến thường kéo dài nên phải kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chiến lược điều trị
Điều trị vảy nến được chia ra làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn tấn công: Ở giai đoạn này, có thể lựa chọn các liệu pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc kết hợp cả 2.
– Giai đoạn duy trì: Ở giai đoạn này, tình trạng vảy nến đã được cải thiện, người bệnh cần duy trì trạng thái ổn định và dự phòng tránh làm tái phát hoặc biến chứng nặng hơn.
Liệu pháp điều trị tại chỗ
Đối với liệu pháp điều trị tại chỗ, người bệnh có 2 lựa chọn là dùng thuốc bôi hoặc áp dụng quang trị liệu.
Các loại thuốc bôi:
– Salicylic acid có tác dụng làm khô và bong lớp vảy sừng trên da. Chỉ sử dụng một lượng vừa phải để tránh gây tác dụng toàn thân, nguy cơ làm tăng men gan và gây độc cho cơ thể.
– Corticoid dạng bôi ngoài da giúp chống viêm và giảm đau tốt. Hiệu quả của corticoid nhanh nhưng khả năng tái phát cao.
– Dithranol và Anthralin được sử dụng nhiều trên người bệnh bị vảy nến thể mảng. Tránh bôi vào các vùng da bình thường vì có thể gây kích ứng và biến chứng thành vảy nến thể mủ.
– Calcipotriol (dẫn chất của vitamin D3) thường được dùng trong điều trị vảy nến thông thường. Tuy nhiên không được bôi quá 40% diện tích da cơ thể.
– Kẽm oxyd và Vitamin A giúp làm dịu da, ngăn ngừa các kích ứng gây đỏ hoặc rát da.
Phương pháp quang trị liệu:
Sử dụng các tia UVA, UVB… chiếu trực tiếp lên các vùng da bị vảy nến. Phương pháp quang trị liệu có ưu điểm là hiệu quả cao, tác dụng phụ ít nhưng chi phí thực hiện khá tốn kém.
Liệu pháp điều trị toàn thân
Một số thuốc điều trị vảy nến toàn thân sử dụng đường uống như Methotrexat, Acitretin, Cyclosporin, Corticoid… Tất cả các thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sỹ, người bệnh mới được sử dụng.
Hiệu quả mà các thuốc đường uống đem lại nhanh nhưng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nặng nề như suy giảm chức năng gan/thận, giảm bạch cầu…
Điều trị vảy nến an toàn và hiệu quả bằng kem bôi thảo dược lành tính
Từ xa xưa, khi khoa học chưa phát triển, ông bà ta đã truyền tai nhau nhiều cách giúp điều trị vảy nến bằng thảo dược. Ngày nay, áp dụng kỹ thuật hiện đại kết hợp với các loại thảo dược, nhiều sản phẩm giúp điều trị vảy nến được ra đời. Đi đầu trong các dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả đó là kem bôi thảo dược Explaq.
Với thành phần từ thiên nhiên như chitosan, lá sòi, phá cố chỉ, ba chạc kết hợp với kẽm oxyd và dầu dừa, kem bôi da Explaq giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị vảy nến và loại bỏ các tế bào chết trên da hiệu quả. Đặc biệt, người bệnh không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng kem bôi da Explaq bởi các thành phần thảo dược hoàn toàn lành tính và an toàn với làn da. Người bệnh có thể thoa kem Explaq trực tiếp lên vùng da bị tổn thương từ 3 – 4 lần/ngày để da luôn được giữ ẩm, mịn màng và loại bỏ các vảy da chết.
Bài viết trên đã cung cấp thêm một số thông tin về bệnh vảy nến và các phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, vui lòng liên hệ 024.3775.7240 để nhận tư vấn.