Người lớn xông mũi họng để phòng COVID-19, bé 6 tháng tuổi nhiễm trùng máu

Thứ Sáu, ngày 04/03/2022 18:07 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Bé trai G.B (6 tháng tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết do gia đình sử dụng máy xông mũi họng để phòng COVID-19.

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >

Nguồn: Bộ Y tế – Cập nhật lúc 09:37 06/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới

hôm qua
Tổng Ca

nhiễm
Ca tử

vong
Ca tử vong

công bố hôm qua
TỔNG +131.780 4.225.053 40.691 82
1 Hà Nội +25.013 365.658 1.080 12
2 TP.HCM +2.984 548.041 20.295 2
3 Bắc Ninh +7.161 136.247 108 0
4 Nghệ An +6.460 82.849 100 4
5 Sơn La +4.228 45.365 0 0
6 Phú Thọ +3.864 110.809 41 2
7 Hưng Yên +3.818 62.095 2 0
8 Bình Dương +3.608 308.471 3.402 0
9 Nam Định +3.536 90.623 99 5
10 Lạng Sơn +3.251 42.729 44 1
11 Quảng Ninh +2.998 122.457 43 8
12 Đắk Lắk +2.916 47.037 109 0
13 Vĩnh Phúc +2.805 96.504 19 0
14 Hòa Bình +2.799 56.448 78 3
15 Thái Nguyên +2.792 91.011 61 5
16 Tuyên Quang +2.747 36.368 8 0
17 Bắc Giang +2.573 74.319 49 3
18 Ninh Bình +2.525 43.692 63 1
19 Quảng Bình +2.338 33.732 38 1
20 Yên Bái +2.278 34.909 7 0
21 Thái Bình +2.240 68.547 15 0
22 Cao Bằng +2.212 21.560 23 1
23 Hải Dương +2.182 94.517 70 3
24 Bình Phước +2.158 66.564 198 1
25 Hà Nam +2.146 22.662 27 0
26 Khánh Hòa +2.102 86.241 326 4
27 Hà Giang +2.081 50.416 53 0
28 Điện Biên +2.051 20.083 5 0
29 Đà Nẵng +1.967 64.605 278 7
30 Lào Cai +1.945 40.997 24 2
31 Bình Định +1.894 59.011 226 0
32 Cà Mau +1.732 69.538 296 0
33 Lai Châu +1.709 13.809 0 0
34 Gia Lai +1.481 23.637 53 0
35 Quảng Trị +1.183 19.672 19 2
36 Thanh Hóa +1.099 47.851 74 1
37 Lâm Đồng +1.060 33.109 97 1
38 Bà Rịa – Vũng Tàu +1.024 44.914 464 0
39 Đắk Nông +967 19.739 39 0
40 Hà Tĩnh +832 18.303 16 1
41 Phú Yên +721 22.726 89 3
42 Bến Tre +708 46.929 423 2
43 Tây Ninh +649 93.184 845 0
44 Hải Phòng +598 75.552 124 0
45 Bình Thuận +557 34.544 434 1
46 Trà Vinh +456 40.329 248 0
47 Quảng Ngãi +416 21.311 99 0
48 Vĩnh Long +416 56.502 790 0
49 Bắc Kạn +368 6.729 6 0
50 Thừa Thiên Huế +364 29.086 170 0
51 Quảng Nam +351 35.046 93 0
52 Kon Tum +303 7.761 0 0
53 Bạc Liêu +266 38.326 395 1
54 Đồng Nai +196 102.147 1.778 1
55 Kiên Giang +158 35.034 902 2
56 Long An +143 43.052 991 0
57 Cần Thơ +138 45.863 919 1
58 Sóc Trăng +49 32.924 592 0
59 Đồng Tháp +46 48.152 1.015 1
60 An Giang +46 35.744 1.331 0
61 Ninh Thuận +38 7.423 56 0
62 Hậu Giang +26 16.358 204 0
63 Tiền Giang +8 35.192 1.238 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >

Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Cập nhật lúc 00:00 05/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

197.571.534

Số mũi tiêm hôm qua

293.617


#
#
#

Tự xông mũi họng hằng ngày

Đơn vị bỏng của Khoa Chỉnh hình Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai G.B (6 tháng tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết do gia đình sử dụng máy xông mũi họng để phòng COVID-19 gây bỏng mu bàn chân trái, vùng bỏng điều trị không tốt dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng máu.

Chị H, mẹ của bé cho biết, do hàng xóm gần nhà có người bị nhiễm COVID -19 và trong gia đình có người thường xuyên phải đi làm tiếp xúc bên ngoài, lo sợ con và cả nhà bị nhiễm COVID -19 nên gia đình đã tự mua máy xông về xông mũi họng hằng ngày.

Tuy nhiên, tối 20/2, trong lúc người nhà bế bé G.B đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân của trẻ. Sau tai nạn, trẻ quấy khóc nhiều, bỏng toàn bộ mu bàn chân trái.

Người lớn xông mũi họng để phòng COVID-19, bé 6 tháng tuổi nhiễm trùng máu - 1

Trẻ được bác sĩ thăm khám tại bệnh viện.

Người nhà đã tự sơ cứu cho bé bằng cách xả nước lạnh lên chân trẻ, trong quá trình xả nước do chân trẻ đeo tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái của trẻ bị lột ra ngoài.

Sau tai nạn trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và ngày 22/2 trẻ được chuyển đến Đơn vị bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ bị bỏng độ III mu bàn chân trái nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, trẻ được điều trị tích cực tại đơn vị Bỏng. Hiện sức khoẻ trẻ đang dần ổn định.

Bác sĩ CKII- Phùng Công Sáng – Phó trưởng khoa Chỉnh hình, kiêm phụ trách đơn vị bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương, bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây bỏng có nhiều loại, trong đó nước sôi là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ bỏng nhất. Đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1-6. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, tò mò, nhưng chưa nhận thức về các mối nguy hiểm. Các nguyên nhân gây bỏng chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc trẻ.

Theo bác sĩ Sáng, bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng nếu điều trị không tốt thì việc nhiễm trùng vùng bỏng hoàn toàn có thể xảy ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu.

Do lớp da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn như mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém nên khi bị bỏng mức độ sẽ nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh, nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng cao hơn người lớn.

“Việc sơ cứu ban đầu đúng khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tổn thương bỏng đỡ sâu, nặng thêm và giảm nguy cơ bội nhiễm. Xử trí không đúng cách ngay từ đầu, điều trị vùng bỏng chưa đúng và tốt có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, sẹo co kéo, nguy cơ để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé”– Bác sĩ Sáng cho hay.

Rất nhiều người đã hiểu nhầm xông mũi, xông mặt

TS.BS Nguyễn Hồng Minh– Trưởng Khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Xông hơi là một trong các biện pháp điều trị theo y học cổ truyền ứng dụng để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh được nhắc đến trong “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19” do Bộ Y tế ban hành.

Khuyến cáo sử dụng phương pháp “xông” để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh là dùng để xông phòng ở, nơi làm việc; có thể sử dụng các máy phun sương dùng tinh dầu hoặc thuốc đông y cô đặc. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh tăng nhanh trên các tỉnh thành ở Việt Nam trong thời gian qua, nhiều gia đình đã lạm dụng và có phần hiểu chưa đúng về “xông” cũng như cách thức “xông” để phòng bệnh và hạn chế lây lan virus. Nhiều trường hợp đã hiểu nhầm thành xông mũi, xông mặt, hay xông toàn thân,…TS.BS Minh cho hay.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo:

Cha mẹ nên quan tâm hơn đến trẻ, đặc biệt trong các tình huống có thể gây nguy hiểm đến cho trẻ.

Cha mẹ không nên lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.

Trẻ nhỏ hiểu biết còn non dại, ham nghịch ham chơi vì vậy trong khi “Xông” phòng ở cần trông nom trẻ cẩn thận, không được để trẻ chạy chơi một mình, có thể “xông” luân phiên các phòng tránh trẻ chạy chơi va phải.

Nếu có sử dụng máy xông, nên sử dụng các loại máy phun sương khép kín, đặt ở vị trí chắc chắn, vị trí trẻ không thể với tới được, không nên sử dụng nồi xông nước nóng.

Ngoài ra, nhà có trẻ nhỏ, khi “xông” phòng ở, không nên sử dụng tinh dầu có nồng độ đậm đặc; thời điểm “xông” phòng ở có thể lựa chọn vào sáng sớm khi trẻ chưa ngủ dậy, buổi trưa hoặc chiều tối, tránh những tai nạn do sơ xuất gây nên.

Nếu có sơ xuất, khi phát hiện trẻ bị bỏng, cần xử trí kịp thời và đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa Bỏng để khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: http://danviet.vn/nguoi-lon-xong-mui-hong-de-phong-covid-19-be-6-thang-tuoi-nhiem-trung-mau-5020…Nguồn: http://danviet.vn/nguoi-lon-xong-mui-hong-de-phong-covid-19-be-6-thang-tuoi-nhiem-trung-mau-5020224318811194.htm

3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà và dấu hiệu chuyển nặng

Khi trẻ điều trị COVID-19 tại nhà phải có bố, mẹ, người thân… có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

About hlthaibao

Check Also

Những thói quen trước khi đi ngủ khiến bạn “phá nát“ gan của chính mình

Thứ Tư, ngày 16/03/2022 19:00 PM (GMT+7) Chia sẻ Gan – tấm màn chắn của …