F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19?

Thứ Tư, ngày 16/03/2022 18:00 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Chỉ trong vòng 1 tháng, rất nhiều trường hợp mắc Covid-19 đã điều trị khỏi lại quay về là F0 khi tái nhiễm bệnh 2-3 lần. Vậy để tránh tình trạng “F0 lại hoàn F0” này, bạn cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19?

Hết F0 rồi vẫn tái nhiễm Covid như thường – tại sao?

Thời gian gần đây, song song với việc số ca F0 tăng mạnh thì các trường hợp tái nhiễm Covid-19 cũng được ghi nhận nhiều hơn. Thực tế cho thấy nguy cơ tái nhiễm là có và rất nhiều người mắc lại Covid sau chưa đầy 1 tháng kể từ khi dương tính lần đầu.

Lý giải về thực trạng này, các chuyên gia đưa ra những nguyên nhân cơ bản sau:

– Thứ nhất là sự thông minh của virus SARS-CoV-2. Chúng biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh. Điển hình là chủng Omicron biến thể BA.2 phổ biến hiện nay và được dự báo sớm trở thành phiên bản thống trị của virus SARS-CoV-2.

Omicron biến thể BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần so với biến thể gốc BA.1. Đặc biệt, Omicron BA.2 được gọi là “Omicron tàng hình” bởi chúng có thể dễ dàng “né” các kháng thể mà cơ thể chúng ta có được do đã tiêm phòng vaccine hoặc mắc các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 trước đây. Thậm chí, ngay cả khi bạn mắc BA.2 thì vẫn có khả năng tái nhiễm. Bởi vậy, biến thể Omicron BA.2 có thể vượt qua hàng rào miễn dịch, làm gia tăng số ca tái nhiễm Covid.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19? - 1

– Thứ hai là lượng kháng thể trong cơ thể mỗi người sau khi mắc Covid. Cụ thể, sau khi khỏi Covid, cơ thể của người bệnh sẽ sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể sinh ra ở mỗi người là khác nhau và không phải miễn dịch nào cũng có tính chất bền vững. Nếu kháng thể sinh ra bị suy yếu và mất đi thì nguy cơ tái nhiễm sẽ càng cao. Nhất là với biến chủng mới của Covid-19 xâm nhập vào cơ thể rất nhanh và thời gian ủ bệnh ngắn (có thể chỉ trong 1-2 ngày) thì hệ miễn dịch của cơ thể chưa kịp kháng cự, virus đã tấn công.

Mặt khác, virus SARS-CoV-2 không xâm nhập vào đường máu mà xâm nhập vào niêm mạc. Trong khi đó, niêm mạc thường ít kháng thể. Do đó, kháng thể của cơ thể nếu có chống lại Covid-19 thường không bền vững.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19? - 2

Rõ ràng, ai cũng có khả năng tái nhiễm Covid-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần. Những người chưa tiêm vaccine hoặc có sức đề kháng kém sẽ dễ bị tái nhiễm Covid hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm thường nhẹ hơn so với lần mắc Covid lần đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ một người khỏi lần lây nhiễm thứ hai, các tế bào T (tế bào miễn dịch) cũng ngăn ngừa chuyển nặng và tử vong. Tuy nhiên, đối với trường hợp người cao tuổi, có bệnh lý nền hoặc thời điểm mắc Covid quá gần nhau thì dễ gặp biến chứng nghiêm trọng. Bởi vậy, những F0 đã khỏi bệnh tuyệt đối không được chủ quan, bởi âm tính không có nghĩa là miễn nhiễm Covid suốt đời.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19? - 3

Làm thế nào để không bị tái nhiễm Covid-19?

Tái nhiễm Covid-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Bởi vậy, những F0 đã khỏi bệnh cần nghiêm túc tuân thủ các biện pháp giúp ngăn chặn tái nhiễm Covid-19. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

Không có tâm lý chủ quan: Cần ý thức luôn có nguy cơ tái nhiễm và không được chủ quan trong bất kỳ thời điểm nào. Từ đó, mỗi người sẽ luôn áp dụng đầy đủ các phòng ngừa Covid.

Tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh. Đó là đeo khẩu trang; hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng; thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách trong giao tiếp; không tập trung đông người và thường xuyên khai báo y tế.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19? - 4

Tiêm đủ liều vaccine càng sớm càng tốt: Mỗi người cần tiêm vaccine ngừa Covid đầy đủ và tiêm mũi tăng cường khi đủ điều kiện để tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ tái nhiễm cũng như các hậu quả nghiêm trọng. Đối với trường hợp khỏi Covid mà chưa tiêm mũi 2, 3 thì cần chờ 2 tuần sau khi khỏi bệnh để tiêm bổ sung cho đủ liều.

Tăng cường sức đề kháng:

Sức đề kháng chính là “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe cho mỗi người, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn cũng như các yếu tố độc hại khác. Khi cơ thể bị virus tấn công, đề kháng khỏe sẽ nhanh chóng nhận diện, tấn công, tiêu diệt và đào thải virus ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi nếu mắc Covid và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tiến sĩ William Schaffner (Giáo sư Y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Mỹ) cho biết: mức độ nghiêm trọng của tái nhiễm Covid phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Vậy làm sao để tăng đề kháng hiệu quả? Để đạt được mục tiêu này cần kết hợp nhiều biện pháp. Đó là chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, cung cấp 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Tập luyện phù hợp với thể trạng. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng… Đồng thời, cần bổ sung các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, kẽm, sắt…

Bên cạnh đó, để “nâng cấp” hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng hiệu quả nhanh, an toàn và bền vững, hiện nay, xu hướng bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng chuyên dụng chứa hoạt chất Beta-glucan như Gadopax Forte đang được giới chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích mọi người áp dụng.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19? - 5

Các nghiên cứu cho thấy: Beta-glucan là hoạt chất có hoạt tính mạnh, kích hoạt hệ miễn dịch tối ưu hơn hẳn các vi/hoạt chất khác. Nghiên cứu của TS. Geller (ĐH Y Louisville, Mỹ) chỉ rõ Beta-glucan kích thích “đội quân” tế bào miễn dịch tăng lên gấp đôi chỉ sau 72 giờ.

Đặc biệt, hoạt chất Beta-(1,3-1,6)-D-glucans Yestimun®có trong Gadopax Forte được đánh giá là loại Beta-glucan tinh khiết, có hoạt tính sinh học cao hơn hẳn so với những loại Beta-glucan khác.

Gadopax Forte không chỉ chứa hàm lượng cao Beta-(1,3-1,6)-D-glucans mà còn kết hợp với Vitamin C, D và kẽm – những vi chất giúp tăng cường miễn dịch. Từ đó, tạo tác dụng hiệp đồng tối ưu, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng vượt trội để bảo vệ cơ thể toàn diện và lâu dài. Chính nhờ những ưu điểm này mà Gadopax Forte ngày càng được nhiều người lựa chọn để tăng đề kháng cho cả gia đình trong mùa dịch.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để không bị tái nhiễm Covid-19? - 6

Gadopax Forte giúp tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta-(1,3-1,6)-D-glucans cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, hỗ trợ người ốm mau khỏi bệnh hơn, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1900 58 88 36

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam và Công ty Prohealth Việt Nam.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: http://danviet.vn/f0-khoi-benh-can-lam-gi-de-khong-bi-tai-nhiem-covid-19-502022163175913468.htmNguồn: http://danviet.vn/f0-khoi-benh-can-lam-gi-de-khong-bi-tai-nhiem-covid-19-502022163175913468.htm

Hội chứng hậu Covid-19 – Những điều cần biết để tránh di chứng kéo dài

Khó thở, đau đầu, mất ngủ, ho, đau cơ khớp, mất mùi vị, giảm tập trung… là những rắc rối của hội chứng hậu Covid- 19 mà nhiều cựu F0 đang phải đối mặt. Vì thế, dù…

About hlthaibao

Check Also

Những thói quen trước khi đi ngủ khiến bạn “phá nát“ gan của chính mình

Thứ Tư, ngày 16/03/2022 19:00 PM (GMT+7) Chia sẻ Gan – tấm màn chắn của …