Phù bạch huyết gây ứ trệ dịch giàu protein sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Một vết thương rất nhỏ mang theo vi khuẩn vào có thể tạo thành một ổ nhiễm trùng lớn và gây hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh nhân nữ (37 tuổi, Hà Nội) bị một chân to, một chân nhỏ. Ở vị trí cổ chân bên phải, nơi giao giữa bàn chân và cẳng chân có một cái ngấn lõm sâu người ta gọi là dấu hiệu “vòng cổ chân”. Chị nghĩ mình bị phù bình thường có thể do đau xương khớp, nhưng càng ngày phù càng nặng, chị đi khám được kết luận phù bạch mạch.
Lời bàn: Phù bạch mạch nếu sờ vào sẽ không véo được một nếp da nơi mu bàn chân, người ta gọi là dấu hiệu Stemmer. Khi ấn vào mặt trước của cẳng chân thấy cứng và để lại một vết lõm… Cả dấu hiệu Stemmer lẫn ấn cứng là do hiện tượng phù cứng.
Phù bạch huyết gây ứ trệ dịch giàu protein sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Một vết thương rất nhỏ mang theo vi khuẩn vào có thể tạo thành một ổ nhiễm trùng lớn và gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, từ vết thương rất nhỏ đó, dịch bạch huyết sẽ chảy ra liên tục làm vết thương lâu liền hoặc không thể liền. Để lâu hơn nữa, toàn bộ thần kinh cảm giác nằm trong tổ chức mỡ bị phá huỷ và bệnh nhân thấy tê bì, giảm và mất cảm giác. Lỡ chọc vào vật sắc nhọn cũng không cảm nhận được. Cuối cùng, do ứ trệ dịch lâu ngày, nuôi dưỡng da tại vị trí đó kém đi, dẫn đến thiếu máu và loét da…
BS Nguyễn Ngọc Cương (Khoa Chẩn đoán và Can thiệp hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)