30% số bệnh nhân mắc COVID-19 phải dùng thuốc kháng virus Molnupiravir

Thứ Ba, ngày 08/03/2022 08:55 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Giá thành hiện tại cho 1 liệu trình điều trị khoảng 300.000 đồng (rẻ nhất so với các nước khác trên thế giới).

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >

Nguồn: Bộ Y tế – Cập nhật lúc 09:49 08/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới

hôm qua
Tổng Ca

nhiễm
Ca tử

vong
Ca tử vong

công bố hôm qua
TỔNG +147.335 4.574.560 40.856 78
1 Hà Nội +32.317 427.553 1.106 15
2 TP.HCM +2.120 553.040 20.298 2
3 Nghệ An +10.153 100.581 109 4
4 Bắc Ninh +7.873 152.475 110 0
5 Phú Thọ +4.326 118.829 43 0
6 Hưng Yên +3.978 69.977 2 0
7 Sơn La +3.953 52.877 0 0
8 Hòa Bình +3.866 96.886 82 3
9 Hải Dương +3.799 101.679 77 4
10 Bình Dương +3.644 315.557 3.404 1
11 Nam Định +3.455 97.537 101 1
12 Lạng Sơn +3.118 49.188 45 0
13 Tuyên Quang +2.989 42.098 8 0
14 Quảng Ninh +2.915 128.331 43 0
15 Thái Nguyên +2.793 96.486 68 2
16 Bắc Giang +2.793 106.158 51 0
17 Đắk Lắk +2.789 52.506 116 0
18 Vĩnh Phúc +2.783 102.081 19 0
19 Ninh Bình +2.624 48.776 65 1
20 Cà Mau +2.534 73.975 298 2
21 Thái Bình +2.410 73.227 15 0
22 Hà Nam +2.391 27.449 34 5
23 Gia Lai +2.363 26.000 57 0
24 Cao Bằng +2.225 25.803 24 1
25 Điện Biên +2.189 24.377 5 0
26 Quảng Bình +2.161 38.026 48 7
27 Hà Giang +2.110 54.738 55 0
28 Yên Bái +2.100 39.187 7 0
29 Lào Cai +1.969 44.921 24 0
30 Bình Phước +1.924 70.690 198 0
31 Đà Nẵng +1.883 68.460 288 4
32 Bình Định +1.869 62.769 230 3
33 Lai Châu +1.748 17.363 0 0
34 Quảng Trị +1.590 22.180 19 0
35 Khánh Hòa +1.566 89.292 326 0
36 Thanh Hóa +1.151 50.282 81 4
37 Lâm Đồng +1.125 35.159 101 2
38 Hải Phòng +947 81.653 128 2
39 Bến Tre +912 48.912 423 0
40 Phú Yên +857 24.879 91 0
41 Hà Tĩnh +847 19.971 18 2
42 Đắk Nông +807 21.430 41 0
43 Bà Rịa – Vũng Tàu +757 46.410 464 0
44 Tây Ninh +683 94.484 846 1
45 Quảng Ngãi +571 22.351 102 0
46 Bắc Kạn +567 8.446 6 0
47 Bình Thuận +524 35.488 438 1
48 Kon Tum +359 8.425 0 0
49 Quảng Nam +346 35.746 93 0
50 Thừa Thiên Huế +322 29.736 171 0
51 Bạc Liêu +314 38.875 395 0
52 Vĩnh Long +217 57.122 791 0
53 Cần Thơ +126 46.105 920 1
54 Kiên Giang +126 35.281 908 6
55 Trà Vinh +111 40.896 250 0
56 Long An +96 43.285 991 0
57 Sóc Trăng +55 32.979 593 1
58 Đồng Tháp +49 48.251 1.017 1
59 An Giang +43 35.838 1.333 1
60 Đồng Nai +43 102.402 1.782 1
61 Tiền Giang +24 35.225 1.238 0
62 Hậu Giang +19 16.391 204 0
63 Ninh Thuận +17 7.466 56 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >

Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Cập nhật lúc 00:00 08/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

198.255.931

Số mũi tiêm hôm qua

345.578


#
#
#

Theo số liệu tính toán của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc Covid-19 mức độ nhẹ là khoảng 1.116.000 ca/tháng. Ước tính 30% số bệnh nhân này phải dùng thuốc kháng vi rút. Nếu dùng toàn bộ Molnupiravir thì nhu cầu là 334.800 liệu trình/tháng. Hiện, năng lực sản xuất thuốc trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu điều trị.

30% số bệnh nhân mắc COVID-19 phải dùng thuốc kháng virus Molnupiravir - 1

Thuốc Molnupiravir.

Cụ thể, hiện nay, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp Giấy phép lưu hành sản phẩm và công bố giá 3 loại thuốc có hoạt chất Molnupiravir do Việt Nam sản xuất. Tổng công suất sản xuất thuốc Molnupiravir của 3 đơn vị được cấp phép có thể đạt 280 triệu viên/tháng, tương ứng với 11 triệu liệu trình/tháng. Giá thành hiện tại cho 1 liệu trình điều trị khoảng 300.000 đồng (rẻ nhất so với các nước khác trên thế giới).

Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu 37.610.540 viên thuốc Molnupiravir để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (tương đương với khoảng 940.000 liệu trình điều trị).

Để có nhiều nguồn cung thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19 bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả, kịp thời cho nhu cầu của cơ sở khám chữa bệnh theo cơ chế cấp phát miễn phí cho người bệnh và theo hình thức người bệnh tự chi trả, duy trì tính cạnh tranh, hạ giá thành thuốc lưu hành trên thị trường. Bộ Y tế sẽ thông báo công khai và hướng dẫn các đơn vị nhập khẩu (nếu có nhu cầu nhập khẩu các thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir) nộp hồ sơ theo Điều 66 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định cấp phép nhập khẩu thuốc chứa dược chất đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.

Bộ Y tế cũng tiếp tục và khẩn trương tổ chức thẩm định, xem xét để cấp Giấy đăng ký lưu hành và cấp phép nhập khẩu thuốc cho tất cả các hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Molnupiravir đáp ứng yêu cầu (bao gồm cả hồ sơ thuốc nước ngoài và hồ sơ thuốc sản xuất trong nước).

Bộ Y tế cũng lưu ý, Molnupiravir không chỉ định cho trường hợp nhiễm không triệu chứng, người bệnh ở mức độ nặng, nguy kịch.

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được uống Molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tùy theo tình hình dịch tại từng địa phương. Bộ Y tế cũng lưu ý thuốc được sử dụng có sự theo dõi của nhân viên y tế.

Molnupiravir chống chỉ định cho các trường hợp quá mẫn với Molnupiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng là 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày; thời gian điều trị 5 ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng:

– Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

– Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

– Với phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

– Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Nguồn: http://danviet.vn/30-so-benh-nhan-mac-covid-19-phai-dung-thuoc-khang-virus-molnupiravir-50202283…Nguồn: http://danviet.vn/30-so-benh-nhan-mac-covid-19-phai-dung-thuoc-khang-virus-molnupiravir-50202283856126.htm

“Không phải ai mắc COVID-19 cũng dùng thuốc Molnupiravir”

“Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp. Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19”,…

About hlthaibao

Check Also

Những thói quen trước khi đi ngủ khiến bạn “phá nát“ gan của chính mình

Thứ Tư, ngày 16/03/2022 19:00 PM (GMT+7) Chia sẻ Gan – tấm màn chắn của …